0

Hoá ra càng bận, càng áp lực chúng ta lại càng béo | Safe and Sound

Thực tế, việc chúng ta càng bận, càng gặp nhiều áp lực trong công việc đồng nghĩ với việc chúng ta rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng hay còn gọi là stress – Đây là một vấn đề của sức khoẻ tâm thần. Vậy cơ thể chúng ta phản ứng với căng thẳng (stress) như nào mà chúng ta béo lên nhỉ?

Hoàng Văn Cường | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Sự hoạt động của hormon khiến chúng ta thèm ăn hơn.

Khi chúng ta rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng (stress), cơ thể nhận diện rằng đang phải đối đầu với một mối nguy hiểm nào đó nên kích hoạt một loạt các phản ứng. Đó chính là việc tiết ra 2 loại hormon Adrelanin và Cortisol

  • Trước tiên hormon Adrenaline  do tuyến tuỷ thượng thận và Cortisol do tuyển thượng thận tiết ra giúp tăng nhịp tim, ức chế quá trình tiêu hoá, tăng cường lưu lượng máu đến những nhóm cơ chính, chuyển hoá chất béo, giải phóng đường vào máu dẫn đến cơ thể tràn đầy sức mạnh và năng lượng để đáp ứng lại những căng thẳng gặp phải. 
  • Sau đó, nếu adrenalin cạn kiệt và lượng đường máu giảm xuống thì lúc này hormon cortisol được tiết ra nhiều hơn để tiếp tục cung cấp nhiều năng lượng để đối phó với tình trạng căng thẳng. Cortisol sẽ làm giải phóng lượng đường dự trữ trong gan để tạo năng lượng cho cơ thể.
  • Khi căng thẳng được giải quyết, chúng ta cần bù lại lượng đường đã được giải phóng dự trữ trong gan hoặc căng thẳng tiếp diễn, lượng đường trong gan dự trữ trong gan đã hết, chúng ta bắt buộc nạp đường cho cơ thể. Điều lý giải tại sao chúng ta thường hay đói vào cuối giờ làm việc hay sau khi làm việc nặng nhọc, căng thẳng. Chúng lý do này khiến ta ăn nhiều hơn và nạp nhiều năng lượng hơn khi căng thẳng. Lượng đường này thương được lưu trữ chủ yếu ở dạng mỡ bụng.
  • Bên cạnh đó Hormon Cortisol sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, làm giảm khối cơ nạc trong cơ thể, tốt độ đốt cháy calorie vv nên chính vì thế vấn đề cân nặng trở nên khó kiểm soát. Không những thế Hormon Cortisol kích thích giải phóng insulin làm chúng ta tăng cảm giác thèm ăn, đặt biệt là đồ ngọt dẫn đến chúng ta ngày càng tăng cân.

Ảnh 1: Hormon Adrelanin và Cortisol là 2 loại chính trong phản ứng stress của cơ thể

Chính vì vậy việc cơ thể phản ứng với căng thẳng (stress) sẽ khiến chúng ta ăn nhiều hơn, nạp nhiều đường hơn và tăng cân. Cùng với đó là lặp lại vòng luẩn quẩn: căng thẳng, tiết ra cortisol nhiều, tăng cân, thèm ăn đường, ăn nhiều đường hơn rồi lại tăng cân. Đây là một trong những tâm lý học hành vi bình thường của cơ thể.

2. Các thói quen xấu khi bị căng thẳng (stress) kéo dài góp phần kiến bạn tăng cân

  • Ăn uống theo cảm xúc: Mức độ cortisol tăng lên không chỉ có thể khiến bạn thèm ăn những món không lành mạnh mà còn có thể khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường. Ăn sẽ giảm căng thẳng cho bạn nhưng làm cho việc quản lý cân nặng lành mạnh trở nên khó khăn hơn.
  • Ăn thức ăn nhanh hoặc “dễ tiếp cận”: Khi căng thẳng và không có kế hoạch, chúng ta có xu hướng ăn những thứ đầu tiên mình nhìn thấy hoặc những gì sẵn có và dễ tiếp cận, đó không phải lúc nào cũng là lựa chọn lành mạnh nhất. Bạn cũng có nhiều khả năng mua đồ ăn nhanh hơn là dành thời gian và năng lượng tinh thần để nấu một bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
  • Tập thể dục ít hơn: Với một lịch trình bận rộn, tập thể dục có thể là một trong những điều cuối cùng trong danh sách việc cần làm của bạn.
  • Bỏ bữa ăn: Khi bạn sắp xếp hàng tá thứ cùng một lúc, ăn một bữa lành mạnh có thể bị xuống hạng trong danh sách ưu tiên. Bạn có thể bỏ bữa sáng vì đi muộn hoặc không ăn trưa vì có quá nhiều việc trong danh sách cần làm.
  • Ngủ ít hơn: Nhiều người cho biết họ khó ngủ khi căng thẳng. Và nghiên cứu đã liên kết việc thiếu ngủ với quá trình trao đổi chất chậm hơn. Kết quả là tăng cân.

Ảnh 2: Ăn uống theo cảm xúc là điều khiến chúng ta tăng cân nhanh hơn

Hoá ra là thế, việc chúng ta bận hơn, căng thẳng hơn, áp lực hơn lại khiến chúng ta tăng cân một cách nhanh chóng hơn. Chúng ta cần phá vỡ vòng luẩn quẩn do căng thăng gây nên như duy trì thói quen tập thể dục, ăn vặt một cách lành mạnh thay cho thức ăn nhanh, viết nhật ký thực phẩm, uống nhiều nước hơn và kết hợp thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như: tập thở sâu, tập yoga, nghe nhạc…

Nếu tình trạng tâm lý căng thẳng kéo dài, khi đó bạn cần tư vấn tâm lý bởi chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Họ sẽ có giúp bạn có những phương pháp tự mình đối phó với tình trạng tâm lý căng thẳng và sẽ phá vỡ vòng luẩn quẩn trên.

: Hoá ra càng bận, càng áp lực chúng ta lại càng béo | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound